Thời Đông Chu Tần_(nước)

Giản đồ các nước cuối thời Xuân ThuGiản đồ các nước thời Chiến Quốc[1]Giản đồ các nước lớn thời Xuân Thu
  Tần (秦)
  Đất do thiên tử nhà Chu cai quản

Tần tiếp tục phát triển trở nên hùng mạnh hơn trong những thế kỷ tiếp sau. Các vị vua Tần thực hiện nhiều dự án nhằm thúc đẩy sự cường thịnh của quốc gia như đào các kênh tưới tiêu và xây dựng các thành quách phòng thủ kiên cố. Do lãnh địa cai trị của các vua Tần chủ yếu thuộc địa bàn các bộ tộc được cho là con cháu của tộc Nhung ở thảo nguyên và mới chỉ tiếp xúc với văn hóa nhà Chu. Những yếu tố đó khiến nó khá khác biệt so với các nước chư hầu khác ở Trung Quốc thời điểm ấy và ngay từ khi mới thành lập, Tần đã luôn đối mặt với nguy cơ đối nghịch từ mọi phía.

Sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử Tần trước thế kỷ thứ 3 TCN là sự xuất hiện của Thương Ưởng. Thương Ưởng là một người tin tưởng nhiệt thành vào các triết lý hệ phái Pháp gia, mà sau này Hàn Phi Tử, một quý tộc của nước Hàn đã hệ thống thành hệ tư tưởng Pháp gia. Pháp gia cho rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và rằng luật pháp chặt chẽ và sự trừng phạt hà khắc là cần thiết để giữ gìn trật tự xã hội. Thương Ưởng trở thành tể tướng Tần thời Tần Hiếu công và dần biến nước này trở thành một bộ máy hùng mạnh, được quản lý chặt chẽ, mục tiêu duy nhất của quá trình này là hạn chế mọi đối thủ. Thương Ưởng loại bỏ quý tộc và đưa ra một hình mẫu chính quyền do người tài cầm đầu - chỉ những người có chiến công, thành tích mới được giữ các chức vụ cao và đặc quyền gia tộc chỉ còn được giữ duy nhất cho hoàng gia. Khi thực hiện kế hoạch này, Thương Ưởng đã khiến nhiều kẻ bất bình, và ngay sau cái chết của Tần Hiếu Công, ông phải bỏ chạy khỏi triều đình và bị giết. Tuy nhiên, những cải cách theo đường lối Pháp gia của Thương Ưởng rõ ràng đã mang lại nhiều lợi ích và những nhà vua về sau này không dại dột mà thay đổi các chính sách đó.

Một trong những kết quả dễ nhận thấy nhất của chương trình cải cách là quân sự. Trước đó, quân đội do quý tộc kiểm soát và là đội quân phong kiến. Từ thời Thương Ưởng, các vị tướng có thể xuất thân từ bất kỳ tầng lớp nào trong xã hội, chỉ cần họ có đủ tài năng. Hơn nữa, quân lính được huấn luyện tốt và có kỷ luật. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là quân đội Tần luôn luôn có ưu thế số lượng vượt trội và được nhà nước hậu thuẫn nhiều. Kết quả của nhiều dự án công cộng với mục tiêu thúc đẩy nông nghiệp khiến Tần có khả năng cung cấp và duy trì cho một lực lượng quân đội lên tới hơn một triệu người - một con số mà không một nước chư hầu nào khác (có lẽ trừ Sở, một nước hùng mạnh khác, về danh nghĩa vẫn là chư hầu của nhà Chu, dù đã tự xưng Vương và xem mình ngang hàng với vua Chu) có thể đạt tới. Tất cả chúng đã tạo ra những sự thay đổi to lớn; những sự biến đổi mang tính cách mạng trong phương thức tiến hành chiến tranh của Tần chỉ diễn ra ở Châu Âu vào thời Cách mạng Pháp, hai ngàn năm sau.

Có được lực lượng quân sự hùng mạnh đó, Tần dần tiêu diệt các nước chư hầu nhỏ bên cạnh và từ thời Tần Huệ Văn vương về sau, vua Tần bỏ tước Công mà xưng Vương.

Năm 260 TCN, tất cả các nước chư khầu khác nhận thấy toàn bộ tầm vóc mà các cuộc cải cách ở Tần mang lại trong phương pháp tiến hành chiến tranh. Tất cả những kiểu cách lịch sự quý tộc đã bị loại bỏ nhường chỗ cho ưu tiên về tính hiệu quả. Sau trận Trường Bình, các tướng Tần đã ra lệnh hành quyết 400.000 tù binh chiến tranh nước Triệu.

Tới giữa thế kỷ thứ 3 Tần đã bắt đầu thực hiện nhiều dự án to lớn khác khiến vị trí ưu việt của họ ngày càng được củng cố vững chắc. Nước Hàn sợ Tần mở rộng về phía Đông sẽ gây hại đến mình vì thế vua Hàn tìm cách phá hoại Tần không phải bằng quân đội, vì lực lượng quá chênh lệch, mà bằng các kỹ sư thuỷ lợi. Tần có khuynh hướng xây dựng những kênh đào to lớn, một ví dụ là hệ thống tưới sông Mân. Hàn bèn gửi kỹ sư Trịnh Quốc tới triều đình Tần nhằm thuyết phục vua Tần đổ các nguồn tài lực của họ vào các kênh đào còn lớn hơn nữa. Tần đồng ý xây dựng kênh, nhưng không may thay cho Hàn, kế hoạch của họ mang lại hiệu quả trái ngược. Dù nó thực sự đã làm chậm bước tiến của Tần nhưng cùng lúc ấy nó lại không thể tiêu diệt bớt nguồn tài lực của họ và cái gọi là kênh Trịnh Quốc đã hoàn thành vào năm 246 TCN, tất cả chi phí bỏ ra đã được thu về đầy đủ với một khoản lời kếch sù khác. Nhờ thế, Tần trở thành nước trù phú nhất Trung Quốc và lại có khả năng cung cấp thêm lương thực cho hàng trăm ngàn binh sĩ nữa.

Tần Quốc
(Chữ trên con dấu, 220 TCN)

Tới thời điểm ấy, từ con số hàng ngàn, các nước chư hầu đã giảm xuống chỉ còn bảy nước lớn. Hai nước mạnh nhất là Tần và Sở. Tuy nhiên, Sở không có nhiều ưu thế, bởi vì nó không mở rộng thêm lãnh thổ được vì các nước đệm xung quanh toàn là nước mạnh. Trái lại Tần dễ dàng sáp nhập các nước chư hầu yếu xung quanh và tuy cuối cùng Sở đã thắng nước Việt vào cuối thế kỷ thứ 4, thì nước này cũng phải chịu nhiều tổn thất quân sự. Dù có những điều đó, Sở vẫn là một đối thủ tiềm tàng đối với việc phát triển quyền lực của Tần.

Hai đối thủ khác của Tần là TriệuHàn - cả hai đều mạnh, nhưng họ lại không bao giờ trở thành những mối đe doạ thực sự với Tần, cùng với đội quân đông đảo của họ. Hơn nữa, cái bóng của thiên tử nhà Chu trên lý thuyết vẫn còn đang cai trị Trung Hoa. Năm 256 TCN, cuối cùng vấn đề Chu trị cũng kết thúc khi Tần tiêu diệt nhà Chu. Hành động này gửi một tín hiệu rõ ràng tới các nước chư hầu kia: Tần đang có ý định thống trị Trung Quốc.

Năm 247 TCN Chính 13 tuổi đã lên ngôi vua Tần. Mười bảy năm sau, Tần vương Chính đã phát động một cuộc chiến tranh cuối cùng, nhằm giành lấy uy quyền tối cao với tất cả các chư hầu khác, bắt đầu từ nước Hàn.

Quân đội Tần dễ dàng đánh bại Hàn rồi quay sang Triệu, một đất nước đã suy yếu từ khi quân đội của họ bị tiêu diệt 30 năm trước đó trong trận Trường Bình. Triệu rơi vào tay Tần năm 228 TCN, và ngay sau đó, Nguỵ cũng bại trận. Tới lúc ấy, thắng lợi tuyệt đối của Tần đã gần kề. Tuy nhiên, vẫn còn đó một đối thủ mạnh sau cùng - nước Sở

Khi ấy, hai đội quân đông đảo nhất trong lịch sử thế giới cho tới tận thời điểm Cách mạng Pháp đã lao vào trận chiến giành ngôi vị thống lĩnh Trung Quốc. Năm 223 TCN, Sở bị tiêu diệt, và việc Tần thống nhất Trung Quốc không còn tránh được nữa.

Vài tháng sau họ tiêu diệt và sáp nhập nước Yên. Khi ấy, chỉ còn lại duy nhất nước Tề, và nhận thấy tình huống của mình không còn cứu vãn được nữa, Tề đầu hàng mà không chống cự. Năm 221 TCN, một trong những năm quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc, Tần vương Chính không chỉ tuyên bố mình là vua cai trị Trung Hoa mà còn lấy danh hiệu chưa từng có cho đến thời điểm bấy giờ (bắt nguồn từ các truyền thuyết về Hoàng Đế và các nhân vật thần thoại khác), Hoàng đế Trung Quốc. Ông đã đổi tên hiệu thành Thủy Hoàng Đế, có nghĩa Hoàng đế đầu tiên, và ra lệnh mọi vị vua tiếp sau của triều đại ông đều phải theo truyền thống đó, lấy danh hiệu theo thế hệ cai trị của mình, Nhị Thế, Tam Thế, cho đến muôn đời.